Theo kênh 12, các bức ảnh chụp người đứng đầu Kiev với Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Tổng thống Isaac Herzog của Israel sẽ “gửi thông điệp về một thế giới khai sáng đang bị tấn công, đứng lên chống lại các thế lực tấn công”.
Các quan chức trong chính quyền Zelensky cũng sử dụng cách diễn đạt tương tự để mô tả về những nước không đồng quan điểm với Mỹ và NATO về cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Truyền thông Israel tiết lộ, ông Zelensky có thể tới nước này sớm nhất vào ngày 6/11 hoặc 7/11. Chuyến đi như vậy dự kiến diễn ra 3 tuần sau khi Tel Aviv từ chối đề xuất đến thăm trước đó của tổng thống Ukraine, viện dẫn lí do “chưa phải thời điểm thích hợp”. Theo trang tin tức Ynet, ông Zelensky rõ ràng hy vọng sử dụng chuyến thăm để gắn kết mục tiêu của Ukraine với mục tiêu của Israel.
Đài RT dẫn lời các nhà quan sát nhận định, trong bối cảnh cuộc xung đột Israel – Phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas thu hút sự chú ý của quốc tế, Ukraine đã phải cạnh tranh với Israel để giành được đạn dược và tài trợ của Mỹ. Bất chấp lời hứa của Washington về việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho cả 2 nước, đảng Cộng hòa đang kiểm soát Hạ viện Mỹ tuyên bố sẽ ưu tiên Israel, khiến kế hoạch viện trợ 61 tỷ USD của chính quyền Tổng thống Joe Biden cho Kiev rơi vào tình trạng lấp lửng.
“Nếu sự chú ý của quốc tế chuyển hướng khỏi Ukraine, bằng cách này hay cách khác, điều đó sẽ gây ra hậu quả. Số phận của Ukraine phụ thuộc vào sự đoàn kết của phần còn lại của thế giới”, ông Zelensky nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh France 2 vào tháng trước.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 2161/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, một trong những mục tiêu tổng quát của Chiến lược là phát triển nhà ở có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp và của các đối tượng thụ hưởng chính sách.
![]() |
Phát triển nhà ở có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp là một trong những mục tiêu tổng quát trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 |
Bên cạnh đó, phát triển thị trường BĐS nhà ở bền vững, minh bạch dưới sự điều tiết, giám sát của Nhà nước, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất…; hạn chế tình trạng đầu cơ, lãng phí tài nguyên đất trong phát triển nhà ở.
Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt 28m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 26m2 sàn/người.
Đến năm 2030, phấn đấu tăng mức nhà ở kiên cố trên toàn quốc đạt 85 - 90%, trong đó tại khu vực đô thị đạt 100%, khu vực nông thôn đạt 75 - 80%, không để phát sinh nhà ở đơn sơ trên toàn quốc đặc biệt là khu vực đô thị; 90% nhà ở trên toàn quốc có hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước thải đồng bộ và được đấu nối vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực.
Đối với việc phát triển nhà ở thương mại khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở chung cư cao tầng hiện đại, thân thiện môi trường, đảm bảo kết nối và đồng bộ hệ thống hạ tầng. Phát triển đa dạng loại hình sản phẩm nhà ở cho thuê, cho thuê mua để bán. Tăng tỷ trọng nhà ở thương mại có diện tích trung bình và giá cả hợp lý.
Đối với việc phát triển nhà ở xã hội sẽ đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu của các đối tượng chính sách có khó khăn về nhà ở như người thu nhập thấp đô thị, công nhân khu công nghiệp, cán bộ công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân thông qua điều chỉnh, bổ sung chính sách nhằm tăng nguồn cung kết hợp hỗ trợ khả năng thanh toán.
Bổ sung các loại thuế nhà ở
Để thực hiện Chiến lược trên, Chính phủ nêu lên một loạt giải pháp từ hoàn thiện thể chế, chính sách về nhà ở, quy hoạch, phát triển quỹ đất đến giải pháp về thuế, cải cách thủ tục hành chính, đầu tư…
Nêu giải pháp về thuế, sẽ tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về thuế liên quan đến phát triển nhà ở xã hội như miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các ưu đãi khác theo pháp luật về thuế và pháp luật về nhà ở.
![]() |
Nghiên cứu đề xuất bổ sung một số loại thuế liên quan đến thị trường bất động sản như thuế tài sản nhà ở nhằm ổn định thị trường, hạn chế đầu cơ |
Cùng với đó, điều chỉnh, bổ sung các loại thuế liên quan đến nhà ở để điều tiết thị trường BĐS nhà ở cho phù hợp với tình hình thực tế, tránh thất thoát ngân sách nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ giao 5 Bộ và nhiều tổ chức, các ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố tham gia thực hiện Chiến lược trong đó giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược.
Bộ Tài chính được giao chủ trì nghiên cứu chính sách khuyến khích phát triển đa dạng nguồn vốn dài hạn dành cho phát triển nhà ở như quỹ đầu tư bất động sản, quỹ đầu tư tín thác bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản và các công cụ tài chính dài hạn khác.
Đáng chú ý, Bộ này cũng được yêu cầu nghiên cứu đề xuất bổ sung một số loại thuế liên quan đến thị trường bất động sản như thuế tài sản nhà ở nhằm ổn định thị trường, hạn chế đầu cơ, khai thác có hiệu quả bất động sản nhà ở và đảm bảo quyền lợi của Nhà nước.
Đồng thời hướng dẫn thực hiện các ưu đãi liên quan đến chính sách tài chính, thuế, tín dụng, chế độ miễn tiền sử dụng đất, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định chế độ miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các thuế khác liên quan đến hoạt động phát triển nhà ở xã hội.
Liên quan đến vấn đề về thuế BĐS, trước đó, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã gửi công văn tới Thủ tướng Chính phủ đề xuất đánh thuế rất cao đối với hành vi bán, chuyển nhượng lại nhà, đất ngay sau khi tạo lập để triệt tiêu ý chí “đầu cơ” của nhà đầu tư “lướt sóng”, trong trường hợp thị trường bất động sản có dấu hiệu bị đầu cơ, sốt nóng “bong bóng”.
Theo HoREA, kể từ năm 2017 thị trường bất động sản lặp đi lặp lại nhiều đợt sốt đất, nhất là cơn sốt đất xảy ra liên tiếp trên diện rộng hiện nay, gây ra nhiều hệ quả tiêu cực, làm mất cơ hội tạo lập nhà ở của đông đảo người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp ở đô thị...
Khi cơn sốt đất xẹp xuống, nhiều nhà đầu tư cá nhân sập bẫy, bị thua lỗ nặng nề, thậm chí lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, trắng tay. Nhiều khu đất trở thành hoang hóa.
Để giải quyết tình trạng này, HoREA đề xuất với người sở hữu nhiều nhà đất mà không dùng để ở hoặc không sử dụng để sản xuất, kinh doanh thì chịu mức thuế suất lũy tiến tùy theo số lượng nhà đất sở hữu. Với người chậm đưa đất vào sử dụng cũng bị đánh thuế cao nhằm triệt tiêu ý chí "găm giữ" đất, chống đầu cơ đất đai.
Ngoài ra, HoREA cũng nhất trí với đề xuất của Bộ Tài chính về việc cần thiết xem xét ban hành "thuế bất động sản" đánh trên giá trị nhà và đất. Hiện nay, người sở hữu nhà chưa phải nộp thuế tài sản nhà ở mà mới chỉ phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, trong đó có "đất ở", với thuế suất đối với "đất ở" trong hạn mức là 0,03% bảng giá đất, nên mức nộp thuế gần như không đáng kể.
Trả lời vấn đề này, Bộ Tài chính khẳng định để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BĐS thì việc nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế liên quan là cần thiết.
Bộ này cũng cho biết Bộ đang tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các luật thuế liên quan đến BĐS để báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp gắn với việc xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030.
Nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc Chính phủ và các địa phương cần áp dụng những công cụ mạnh để triệt tiêu động lực của giới đầu cơ đang làm thị trường BĐS méo mó và sốt ảo.
Thuận Phong
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc xây dựng, thực hiện Chiến lược nhà ở quốc gia phải gắn với phát triển nhà ở xã hội hợp lý, phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế thuế đối với việc đầu cơ bất động sản (BĐS).
" alt=""/>Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu đề xuất bổ sung thuế nhà đất chặn đầu cơViệc không có nhiều thời gian cho tuyển Việt Nam vì phải cách ly theo quy định sau khi quay lại từ Hàn Quốc nên HLV Park Hang Seo buộc phải chọn phương án an toàn cho lần tập trung tới của đội nhà.
Cụ thể, thuyền trưởng người Hàn Quốc chỉ gọi quân số vừa đủ thay vì nhiều hơn như tính toán trước đây nhưng vẫn phải đảm bảo tính bất ngờ, bên cạnh việc duy trì sức mạnh vốn có.
HLV Park Hang Seo có rất nhiều việc phải làm |
Tuy nhiên, việc không gọi Công Phượng và đặt niềm tin vào các chân sút tân binh như đã nói là nút thắt đầu tiên buộc HLV Park Hang Seo phải tháo gỡ. Có nghĩa vừa làm mới hàng công vừa phải đảm bảo sự hiệu quả.
Trường hợp không gọi thủ thành Văn Lâm cũng tương tự như thế, bên cạnh đó là những tính toán cho hàng thủ, đặc biệt với các trụ cột đã lành hẳn chấn thương nhưng chưa tìm lại đúng phong độ như Đình Trọng, Văn Hậu...
Và cái khó nhất vẫn nằm ở chỗ, những nút thắt cần tháo gỡ đó HLV Park Hang Seo chỉ điều khiển từ xa trong không ít thời gian tập trung từ khu cách ly nên chẳng dễ dàng, bất kể đội ngũ trợ lý là vô cùng hùng hậu.
Khó nhất là bài toán Tuấn Anh
HLV Park Hang Seo gặp nhiều nút thắt, nhưng tựu trung những vấn đề vừa nói đều chưa phải lớn nhất bởi dù gì hàng công hay phòng ngự đã tương đối ổn định suốt thời gian qua.
Vậy nên, vấn đề lớn nhất mà thuyền trưởng người Hàn Quốc và các cộng sự đối mặt lúc này nằm ở khu vực giữa sân, cụ thể hơn là vị trí tiền vệ trung tâm, trong đó có Tuấn Anh.
![]() |
trong đó lớn nhất là vấn đề Tuấn Anh và người đá cặp |
Cơ bản đến lúc này Tuấn Anh đã lành hẳn chấn thương sau khi trở về từ UAE, nhưng với “quy trình” quen thuộc của tiền vệ người Thái Bình thì gần như chẳng có gì là chắc chắn. Có nghĩa, chấn thương song hành với cầu thủ này quá thường xuyên.
Tiền vệ đang khoác áo HAGL vào lúc này quá quan trọng đối với HLV Park Hang Seo, cứ nhìn màn trình diễn hơn 30 phút của Tuấn Anh ở trận gặp Indonesia trước khi chấn thương tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022 là thấy.
Vậy nên, vào lúc này HLV Park Hang Seo hy vọng Tuấn Anh ổn nhất để tính toán bước tiếp theo là tìm người đá cặp cùng tiền vệ con cưng ít nhất trong trận đấu gặp Saudi Arabia vào ngày 2/9.
Đây cũng là bài toán hay nút thắt lớn mà thầy Park phải đau đầu, bởi dù những Xuân Trường, Hoàng Đức thậm chí Quang Hải cũng có màn thể hiện không tồi ở UAE nhưng an tâm nhất thì chưa.
Hy vọng Tuấn Anh ổn, và tìm ra người đá cặp với tiền vệ này một cách tốt nhất rõ ràng đang là nút thắt cần HLV Park Hang Seo phải gỡ trong đợt tập trung tới đây chứ không phải vắng Công Phượng, hay vài mối lo từ hàng phòng ngự.
Tháo gỡ được những mối lo lớn này thì có thể tin tưởng tuyển Việt Nam sẽ bay cao ở vòng loại World Cup 2022 sắp tới.
M.A
Việc tuyển Thái Lan xáo trộn - sa thải HLV Nishino khiến thầy Park khó mà không mừng cho đội nhà trong các giải đấu tới, chẳng hạn như AFF Cup 2020.
" alt=""/>Tuyển Việt Nam và “nút thắt” mà thầy Park cần phải gỡ